Nơi đây không chỉ nổi tiếng với miệt vườn sông nước mà còn là vùng đất sơn hà hùng vĩ, nơi miền Tây Nam bộ gắn với nhiều truyền thuyết kỳ thú khiến ai cũng muốn một lần đến.
Thất Sơn được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt” nổi tiếng ở tỉnh An Giang. Nơi này có liên quan đến nhiều câu chuyện thú vị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt, cái tên “Thất Sơn” có nghĩa là bảy ngọn núi đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, theo danh sách “An Giang sử lược” của Trần Thanh Phương thì vùng núi đó có 7 ngọn núi.
Mục Lục
Nguồn gốc của Bảy Núi
Ngược dòng lịch sử khoảng một triệu năm trước, trong thời kỳ Pleistocene, hàng loạt các hoạt động tân kiến tạo đã làm vỏ trái đất ở khu vực Bảy Núi bị nức nẻ, lún sụt hoặc nhô cao nhiều nơi. Sau đó là những đợt biển tràn ngập cả vùng Nam Bộ khoảng 10.000 đến 11.000 năm thì chấm dứt. Dấu tích của những thời biển tiến này còn để lại các bậc thềm biển cổ ở những vùng quanh núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường… của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Phần nhô cao tức đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng; độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km. Khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua xã Vĩnh Tế (thị xã Châu Đốc). Bao trùm lên gần hết hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, về tận xã Vọng Thê, Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.
Và vùng Bảy Núi khi xưa là đất của Chân Lạp. Rồi trong một cuộc tranh giành quyền lực; Nặc Ông Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại ngôi vua. Để tạ ơn, Nặc Ông Tôn hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi, vào năm 1757.
Giới thiệu tên 7 núi Thất Sơn
Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm)
Cao 705m với đỉnh Bồ Hong hay dân địa phương còn gọi với tên Điện Bồ Hong là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn. Đồng thời, Núi Cấm cũng là núi cao nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long. Để di chuyển đến đỉnh núi Cấm, du khách có thể đi đến Khu du lịch Lâm Viên để thuê cáp treo hoặc đi xe lữ hành. Riêng với những ai thích chinh phục thì vẫn có thể chọn cách cuốc bộ trên những bậc thang xuyên rừng để đến được đỉnh núi.
Ngoài những công trình nổi tiếng như Chùa Vạn Linh, Điện Bồ Hong, tượng Phật Di Lạc,… Thì bạn còn có thể tận hưởng bầu không khí trong veo ngay từ khi đặt chân đến đây. Đặc biệt, đừng quên thưởng thức các món trái cây rừng như dâu núi hoặc ăn bánh xèo cùng rau rừng vô cùng đặc sắc nhé!
Địa chỉ: xã An Hảo, huyện Tịnh Biên
Anh Vũ Sơn (Núi Ông Két)
Cao 225m với đặc trưng là một tảng đá nằm nhô ra ngoài vách núi với hình dạng giống một con két. Nên còn được dân nơi đây gọi là Núi Ông Két. Đường lên núi có bậc thang tương đối dễ di chuyển với nhiều ngôi chùa và được kể lại với vô vàn mẩu chuyện truyền miệng kì bí. Ngoài ra còn có những quán ăn để phục vụ du khách với các món ăn địa phương như nước thốt nốt; bánh xèo,… đậm chất miền Tây.
Địa chỉ: thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên
Phụng Hoàng Sơn (Núi Cô Tô)
Xuất phát từ tên gọi Phnom-Ktô của người dân tộc Khmer. Núi Cô Tô được kể lại là nơi có lưu lại dấu chân phượng hoàng từ thuở khai thiên lập địa. Nằm ở sườn phía Đông núi Cô Tô là một hồ nước có vẻ đẹp hoang sơ. Nước hồ luôn xanh biếc và phẳng lặng thích hợp để cho du khách ngắm cảnh hoặc ghi lại những bức ảnh kỉ niệm cùng người thân và gia đình.
Địa chỉ: xã Cô Tô, huyện Tri Tôn
Liên Hoa Sơn (Núi Tượng)
Dù độ cao chỉ 145m nhưng núi Tượng là nơi được rất nhiều du khách ghé thăm. Bởi nơi đây gắn liền với những chứng tích của cuộc thảm sát từ thời kì Pôn Pốt xâm lược An Giang. Vì ở một vùng bán sơn địa và vì do cấu tạo địa chất đặc biệt. Nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như tổ ong lớn, rất kiên cố và vững chắc.
Địa chỉ: thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn
Ngoạ Long Sơn (Núi Dài)
Đây là núi có độ dốc lớn, thách thức tinh thần chinh phục của du khách. Tuy nhiên, nơi đây xứng đáng là một trong những ngọn núi đẹp nhất vùng Thất Sơn. Khi sở hữu nhiều loại đá và cây rừng quý hiếm. Ngoài ra, núi Dài còn có rất nhiều nương rẫy, vườn cây ăn trái và thắng cảnh. Nhưng đặc biệt hơn cả đó là căn cứ Ô Tà Sóc; một căn cứ cách mạng trước năm 1975 đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia.
Địa chỉ: thuộc địa phận 3 xã gồm Châu Lăng, Lương Phi; Lê Trì và một phần của thị trấn là Ba Chúc, huyện Tri Tôn
Ngũ Hồ Sơn (Núi Dài 5 Giếng)
Sở dĩ có tên Núi Dài 5 Giếng vì trên núi có năm nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước. Núi tuy hiểm trở nhưng có nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn cây trĩu trái quanh năm, như: ổi; xoài, bưởi, mận, sầu riêng, thanh long… Cho nên có người mô tả “nhìn theo hướng mỏ Két của núi Két. Phía trước mặt là dãy Ngũ Hồ Sơn, có thể ví như một hòn non bộ khổng lồ tuyệt đẹp”. Và cũng nhờ những câu chuyện tâm linh kì bí ấy; Ngũ Hồ Sơn đã trở thành điểm du lịch thu hút nhiều sự quan tâm của du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Địa chỉ: xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên
Thuỷ Đài Sơn (Núi Nước)
Chiều cao khiêm tốn nhất trong 37 ngọn núi ở An Giang. Chỉ với 54m nhưng Núi Nước vẫn được xếp vào Thất Sơn. Lý do được người dân địa phương giải thích bởi Thuỷ Đài Sơn được người xưa ca tụng là nơi quy tụ nhiều linh khí của đất trời. Góp phần không nhỏ trong quá trình khai thiên lập địa cho vùng đất này.
Địa chỉ: thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn